Du Học Nghề Đức, XKLD Đức, Đi Đức- Gọi Ngay 0981215677
Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực dạy nghề, đã hỗ trợ Bộ LĐTBXH xây dựng chiến lược dạy nghề quốc gia, soạn thảo Luật Dạy nghề cũng như xây dựng các trường dạy nghề kiểu mẫu ở một số địa phương theo mô hình đào tạo nghề song hành rất thành công của Đức.
Trong khuôn khổ chương trình “Make it in Germany” về hợp tác lao động quốc tế của Đức, giai đoạn 2013 – 2015, Việt Nam đã triển khai thí điểm đưa điều dưỡng viên sang Đức đào tạo và làm việc (hợp đồng 3 năm sau khi tốt nghiệp đào tạo tại Đức). Tiếp nối thành công của chương trình này, phía Đức đã quyết định mở rộng tiếp nhận điều dưỡng viên Việt Nam sang Đức với số liệu: năm 2017 – 154 người; năm 2018 – 187 người; năm 2019 đã tuyển chọn 391 người, hiện đang học tiếng tại Việt Nam để đưa sang Đức.
Trên cơ sở Luật Nhập cư nhân lực có tay nghề có hiệu lực từ ngày 01/03/2020, Luật thúc đẩy nhập cư nhân lực có tay nghề giờ đây đã mở rộng cơ hội sang Đức làm việc cho người lao động có trình độ đến từ các quốc gia không thuộc EU và đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực trong nhiều trường hợp.
Luật mới bao gồm nhiều phần. Các quy định có hiệu lực từng phần vào thời điểm khác nhau và đến ngày 01/06/2024 luật mới đã có hiệu lực toàn bộ. Quý vị có thể xem thông tin tổng quan về những thay đổi mới tại đây
Trước khi nộp đơn xin thị thực theo diện nhân lực có tay nghề, người quan tâm cần hoàn tất các thủ tục chính thức công nhận chứng chỉ nghề nghiệp của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền tại Đức. Quý vị có thể xem thêm thông tin về các thủ tục này tại đây. Người lao động có quan tâm nên sớm thực hiện các thủ tục này.
Cộng đồng Việt Nam ở Đức hiện có 176.000 người (gồm 1600 doanh nghiệp), trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức . Nhìn chung, kiều bào ở Đức có cuộc sống tương đối ổn định, đa số theo diện làm công ăn lương hoặc buôn bán nhỏ.
Tại Đức, các hình thức tập hợp hội đoàn của người Việt khá đa dạng như Hội người Việt Nam, Hội Đức – Việt, các hội đồng hương, câu lạc bộ thơ – văn, nhiếp ảnh, tổ chức xã hội từ thiện… Thế hệ người Việt thứ hai ở Đức hội nhập khá thành công, được chính quyền sở tại đánh giá cao so với các cộng đồng nhập cư ở Đức (hơn 50% học sinh đỗ trung học hạng ưu, nhiều em là thành viên các đội tuyển học sinh xuất sắc của Đức như toán, võ thuật, thơ, văn, nhạc…). Hiện nay, có một số bang của Đức đã tạo điều kiện thí điểm đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy phổ thông như bang Brandenburg, Berlin, Sachsen và Sachsen Anhalt.